Đây là một đoạn hội thoại trong truyện ngắn Những người thợ xẻ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Chủng virus nCoV được cho là xuất phát từ động vật hoang dã, cho thấy rõ nguy cơ mà con người đang phải đối mặt do các bệnh lây từ động vật. Có người còn cho rằng đây là sự trả thù của tự nhiên đối với sự tàn phá thô bạo của con người. Điều này không phải phi lý nếu chúng ta để ý đến những hành động tàn phá môi trường hàng ngày, hàng giờ của con người.
Chúng ta cứ mặc nhiên coi gỗ, động vật hoang giã là của rừng, của tự nhiên để rồi tự do khai thác, săn bắn; sông, hồ lấp vô tội vạ... thì chúng ta phải lĩnh những hậu quả thảm khốc, chẳng hạn Covid-19 này là hiển nhiên.
Ngạn ngữ Trung đông có câu: "Không hy vọng gì ở những kẻ thích bạo lực". Bây giờ chúng ta có thể nói khác đi một chút: "Không thể hy vọng gì ở những kẻ đối xử thô bạo với tự nhiên". Tự nhiên ở đây là rừng núi, sông hồ, động, thực vật... Chó đúng là cũng như những con vật khác như lợn, gà, trâu, bò... ăn thịt chúng cũng không có nhiều khác biệt. Tuy vậy, con chó gần như biểu tượng của sự trung thành. "nếu bạn cần sự trung thành thì hãy nuôi một con chó" – như ai đó đã nói, chính vì vậy khi chúng ta giết thịt chó thì gần như chúng ta đã phá bỏ đi sự trung thành. Trông mong gì ở những kẻ phá bỏ đi sự trung thành đây?
Nhiều con chuột sống ở cống rãnh, WC, bệnh viện... Nhiều người sợ chuột vì nó bẩn thỉu. Chuột là nguyên nhân gây ra nạn dịch hạch cái chết đen kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Khi mình ăn thịt chuột thì người ta sẽ nghĩ mình thế nào đây?
Con chim bắt chuột, sâu... để bảo vệ môi trường, mùa màng mà có người vẫn đang tâm giết thịt. Yêu thương động vật cũng là yêu thương con người, giết thịt những con chim nhỏ bé, đáng yêu như thế thì trông mong gì ở những người này?
Chính vì những hành động đối xử thô bạo với tự nhiên của con người nên chúng ta đã và đang lãnh đủ những hậu quả khủng khiếp. Nhiều báo cáo khoa học chỉ ra rằng: do biến đổi khí hậu, môi trường sống bị thu hẹp... nên nhiều loài động, thực vật đã và đang bị tuyệt chủng. Đây chính là một đe dọa nghiêm trọng đến hành tinh chúng ta. Covid-19 là lời cảnh báo đanh thép để loài người sớm thức tỉnh trong việc đối xử với tự nhiên. Nếu những hành động tàn phá tự nhiên không dừng lại thì trong tương lai chúng ta sẽ phải đối diện với thiên tai, địch họa thường xuyên bởi càng tác động để thay đổi môi trường sống, chúng ta càng có khả năng phá vỡ hệ sinh thái và tạo cơ hội cho bệnh tật mới xuất hiện.
Một mặt phải thừa nhận các dịch bệnh mới đang xuất hiện và lây lan sẽ khiến chúng ta có những hành động mạnh mẽ hơn để chống lại các đại dịch mới, mà bản thân chúng cũng là một phần không thể tránh khỏi trong tương lai của chúng ta. Mặt khác chúng ta cũng phải có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta nên học tập người Nhật ở cách đối xử với tự nhiên. Khi xem những video phản ánh cảnh thu hoạch của người Nhật thì chúng ta có thể nhận thấy một cảnh tượng như trong phim là thời đại này mà vẫn có những con cò, những con chim vô tư bay lượn trên đầu những người nông dân.
Hoặc chuyện khi thu hoạch thì người nông dân Nhật thường để dành một phần hoa màu không thu hoạch mà để phần cho chim muông. Với Việt Nam chúng ta thì những cánh đồng đầy tiếng chim hót trên trời, cá tôm Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog bơi lội dưới nước giờ chỉ là hoài niệm bởi thuốc bảo vệ thực vật, một phần khác bởi những hành động "ăn không từ con gì" của con người.
Nhìn "những cánh đồng chết" này mà buồn đến thắt ruột gan. Nếu chúng ta vẫn cứ tàn phá tự nhiên thì viễn cảnh "những cánh đồng, làng mạc, thành phố chết" sẽ là tương lai của chúng ta. Cần phải sống hài hòa, thân thiện với tự nhiên, đối xử tốt với tự nhiên.
Ý thức được điều này nên Quốc hội Trung Quốc dự kiến đưa ra luật Cấm mua bán động vật hoang dã. Thủ tướng Hungary mới đây có thông báo rằng: sẽ trồng 10 cây xanh mỗi khi có em bé của nước này chào đời. Với mỗi bản thân chúng ta thì xin đừng là kẻ tàn phá tự nhiên. Nếu chúng ta là người như vậy thì đời gần như bỏ đi mất rồi, bởi vì "không thể hy vọng gì ở những kẻ đối xử thô bạo với tự nhiên".
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Phạm Xuân Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét